10 BÍ QUYẾT ÔN THI ĐẦU VÀO CAO HỌC
Việc vào học cao học sẽ đem lại nhiều lợi ích không chỉ nằm ở bằng cấp, không chỉ tăng lương, nó còn là một tầm nhìn mới, một kiến thức, một phương pháp luận tốt hơn áp dụng không chỉ trong công việc mà còn ở khía cạnh xã hội. Nhưng không phải đường vào học là dễ dàng khi mà điều kiện ngày càng tăng qua các năm, các thí sinh trẻ tuổi, nhanh nhạy vẫn là người về đích sớm hơn và dễ dàng hơn. Vậy đâu là giải pháp cho những anh chị lớn tuổi hay những bạn đã thi nhiều lần nhưng chưa đậu?
Dưới đây là 10 BÍ QUYẾT ÔN THI ĐẦU VÀO CAO HỌC mà tôi sưu tầm được trên mạng, các bạn tham khảo và phản hồi lại nhé:
-
Xác định bản thân rõ ràng
-
Phải có quyết tâm bản thân
-
Đi ôn tập đầy đủ
-
Làm bài tập thường xuyên
-
Trao đổi với thầy cô, bạn bè các vấn đề chưa rõ
-
Lập nhóm nhỏ thi đua, giúp đỡ nhau học tập
-
Việc tuyên bố trước bạn bè để tạo trách nhiệm bản thân.
-
Phân bố thời gian hợp lý cho việc học và công việc bình thường.
-
Tố chất bản thân trong môn học
-
Tâm trạng vui vẻ, tích cực
1/ Xác định bản thân rõ ràng
Điều này có vẻ lạ, nhưng tôi nhấn mạnh rằng đây là điều quan trọng nhất, nó có quyết định lớn nhất trong việc bạn có đậu cao học hay không.
Có nhiều người khi nộp hồ sơ thi trường này lại nghĩ trường kia ngon hơn theo bạn bè hay báo mạng (tôi cũng chỉ là hình thức blogger mà thôi, nhưng tôi chỉ đứng ra khía cạnh phân tích trong bài này, lựa chọn vẫn ở các bạn). Có nhiều người nói trung tâm này thương hiệu tốt hơn, trung tâm kia học hành tốt hơn vì có thầy cô tốt hơn, thật sự lời nói kể cả người trong cuộc cũng chả kém phần chém gió để đề cao trung tâm mình học, mỗi trường đều có cái hay giá trị khác biệt nhưng tôi xin quan điểm trường nào cũng có khung kiến thức tốt trang bị cho học viên về mặt kiến thức và ứng dụng. Nên đừng có băn khoăn, các bạn thích và định hướng ở đâu thì hãy ở đó, đừng lan man.
Tiếp theo là lựa trung tâm ôn thi, việc cứ phải lăn tăn lo lắng trung tâm nào thì tốt là một điều hết sức bình thường, là tâm lý phổ biến nhưng để việc đó cản bước bạn. Việc đậu hay không không hoàn toàn nằm ở trung tâm mà còn ở chính bản thân các bạn, Cái chủ quan quyết định cái khách quan.
Hãy luôn tự tin trước sự lựa chọn của mình, trường nào cũng tốt (tất nhiên có cái hơn theo tiêu chuẩn thang đo của từng cá thể :D), trung tâm nào cũng có tốt riêng. Việc đậu hay không nằm ở phần lớn các bạn quá dao động, quá đứng núi này trông núi nọ, phải quyết đoán vào.
2/ Phải có quyết tâm bản thân
Khi lựa chọn được trường để tham gia và trung tâm thì phải quyết tâm, không đơn giản là học mà phải sống chết, sống mãi, đam mê, falling trong nó thì cơ hội đậu các bạn mới cao.
Các bạn hãy Thức cao học, ngủ cao học, nằm cao học, đứng cao học, ngồi cao học.
3/ Đi ôn tập đầy đủ
Việc tham gia ôn tập trên lớp sẽ hình thành kiến thức cơ sở trong các bài thi, các bạn không đủ thông minh để sáng tạo kiến thức đâu, nên phải đi học và về nhà cần phải đọc sách thêm nữa nhé.
4/ Làm bài tập thường xuyên
Về nhà làm bài tập và thực hành. Như các bạn biết đó việc thi trắc nghiệm cần tốc độ rất nhanh và chính xác. Nếu các bạn lúng túng thì die.
Nhiều bạn cứ ngỡ mình thông minh học gì hiểu đó nhưng khi ráp vào đề thi thì làm cuống cuồng lên bởi vì thực hành quá ít.
Theo tôi mỗi ngày các bạn giành thời gian ít nhất 1 tiếng đồng hồ cho môn yếu, 30 phút cho môn các bạn khá hơn trong vòng 3 tháng liên tục thì có cơ hội đậu. Việc học đó chỉ là định lượng thời gian tương đối, hiệu suất học mới là quan trọng, các bạn nên hoạch định rõ mục tiêu hôm nay phải nắm nội dung gì và nhớ note lại trong mớ kiến thức hỗn độn giữa các môn học.
5/ Trao đổi với thầy cô, bạn bè các vấn đề chưa rõ
Việc học tập cũng cần có liên kết thầy cô, thầy cô rất nhiệt tình và vui vẻ khi có người hỏi nên các bạn không còn là học sinh để mà rụt rè đâu. Chúng ta là người cần thì phải biết kiếm cách để có.
6/ Lập nhóm nhỏ thi đua, giúp đỡ nhau học tập
Tôi có cái may mắn đó là quen một nhóm bạn rất chăm học, điều đó vô tình kích thích tôi học tập, phấn đấu tốt hơn. Tôi công nhận rằng việc học nhanh, nắm bắt nhanh là có lợi nhưng cũng cần phải có sự chăm chỉ rèn luyện nữa.
Người thông minh thì chưa chắc thành công nhưng người chăm chỉ sẽ thành công (khi nào thì chưa rõ :D).
7/ Việc tuyên bố trước bạn bè để tạo trách nhiệm bản thân.
Cách này thì tôi không làm nhưng đôi khi cũng cần có tuyên bố như cam kết bản thân phải hoàn thành, chúng ta hời hợt thì không thể làm được.
8/ Phân bố thời gian hợp lý cho việc học và công việc bình thường.
Việc đầu tư cho thời gian là yếu tố ảnh hưởng đến việc học cao học rất nhiều. Hầu như ai cũng đã đi làm và cũng có gánh nặng công việc riêng, việc đi công tác trong lúc học là hoàn toàn bình thường. Nên khi đi học cần phân bố thời gian hợp lý, giữ sức khỏe ổn định, và việc liên hệ với bạn trong lớp tránh mất bài học.
9/ Tố chất bản thân trong môn học
Đây chẳng thể là bí quyết mà chỉ dựa vào điểm mạnh, điểm yếu mỗi người mà có chiến lược phù hợp. Ví dụ như tôi là sinh viên kỹ thuật thì anh văn kinh tế thường kém, khống ít bạn thi điểm 2 môn Toán và Kinh tế học rất cao nhưng điểm anh văn lại bị liệt. Cần phân bổ thời gian và việc học và các điểm yếu điểm mạnh này phù hợp.
Những sinh viên kinh tế thì lại rất giỏi anh văn nên thi anh văn dễ như đi chơi, bù lại môn toán kinh tế lại chậm hơn các sinh viên kỹ thuật (không phải là đúng hết mà chỉ là đa số thôi nhé :D). Điều tôi không muốn so bì gì cả nhưng chúng ta là khác biệt, có những cái khác nhau, yếu mạnh khác nhau, muốn chiến thắng các bạn phải làm chủ bản thân, biết gì, muốn gì và cần làm những gì trước.
10/ Tâm trạng vui vẻ, tích cực
Không thể có một course học tốt khi các bạn cứ nặng nề suy nghĩ được, âu cũng chỉ là việc học tăng cường kiến thức thôi, việc học là cả đời, nóng vội chỉ làm mọi việc hỏng thôi. Hãy cân bằng cuộc sống bằng các hoạt động ngoài học, bạn vẫn có thể đi cà phê cuối tuần cùng bạn bè hay đi chơi thể thao. Đôi khi chính các hoạt động đó lại làm cho hiệu suất và tinh thần học của bạn tăng lên.
Điều vĩ đại luôn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt.
Chúc thành công!
Đăng nhận xét
Blogger Facebook